- Back to Home »
- Ý tưởng trang trí »
- Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên trong sản xuất đồ gỗ nội thất
Posted by : Unknown
Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014
Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên trong sản xuất đồ gỗ nội
thất
Sử dụng đồ gỗ trong nội thất luôn toát lên một vẻ đẹp sang trọng
và quý phái, không những thế các sản phẩm nội thất bằng gỗ tự nhiên đem lại giá
trị sử dụng lâu dài, có khi đến hàng trăm năm. Tuy nhiên, gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, vì
vậy, rất nhiều công ty, xưởng mộc sử dụng các loại gỗ tạp, gỗ kém chất lượng
thay thế các loại gỗ cao cấp nhằm đánh lừa người tiêu dùng không có kiến thức
về gỗ. Để giúp quý khách biết cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên
phổ biến thường được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ, chúng tôi xin giới thiệu sơ
qua đặc điểm của các loại gỗ cũng như hình ảnh của các loại gỗ.
Ưu điểm và nhược điểm
Đầu tiên, bạn cần biết qua những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng
gỗ tự nhiên trong sản xuất nội thất.
Ưu điểm:
-
Sản phẩm làm bằng gỗ tự nhiên cứng cáp và chế tác được nhiều kiểu dáng.
-
Sản phẩm có độ bền rất cao do không bị ăn mòn, không bị hỏng trong môi trường
ẩm ướt
-
Gỗ dẻo dai và liên kết chắc chắn nên chịu được sự va đập và dễ uốn nắn trong
việc tạo hình.
Nhược điểm:
Hầu hết các loại gỗ tự
nhiên đều có nhược điểm là co giãn, cong vênh. Đó là lý do khiến các sản
phẩm nội thất làm bằng gỗ sau một thời gian ngắn sử dụng có hiện tượng cong
vênh, co ngót, nứt nẻ… Để khắc phục điểm hạn chế này, gỗ cần phải được tẩm sấy
trước khi đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần lựa chọn không
gian sử dụng phù hợp với tính chất của gỗ. Đặc biệt khi sản xuất thợ mộc cần
chế tác đúng kỹ thuật.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Đặc điểm của các loại gỗ tự nhiên thường được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ nội thất
Gỗ Sưa
Gỗ Sưa hay còn gọi là
trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn.
- Có ba loại gỗ sưa là
sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen.
+ Sưa trắng có giá trị
thấp nhất, sau đó là sưa đỏ
+ Sưa màu đen được gọi
là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.
- Đặc điểm nhận biết
của gỗ sưa:
+ Gỗ Sưa vừa cứng lại
vừa dẻo, chịu được mưa nắng
+ Gỗ Sưa có màu đỏ,
màu vàng, có vân rất đẹp
+ Gỗ Sưa có mùi thơm
mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục
+ Gỗ Sưa có vân gỗ 4
mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt
Gỗ Trắc
Có ba loài gỗ trắc là
trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen. Gía trị lần lượt từ trắc vàng, trắc đỏ, trắc
đen.
- Đặc điểm nhận biết
của gỗ trắc:
+ Gỗ rất cứng, nặng,
thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng
+ Gỗ rất bền không bị
mối mọt, cong vênh
+ Khi quay giấy ráp
thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu
Gỗ Hương
- Có màu nâu hồng, vân
đẹp, đặc biệt có mùi thơm
Gỗ Mun
- Gỗ nặng, thớ gỗ rất
mịn có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng
Gỗ Gụ
- Thớ gỗ thẳng, vân
đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm
- Gỗ quý, bền dễ đánh
bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh
- Gỗ có mùi chua nhưng
không hăng
Gỗ Pơ-Mu
- Gỗ nhẹ, thớ mịn, vân
đẹp, màu vàng có mùi thơm
Gỗ Xoan Đào
- Gỗ cứng, chắc, thớ
gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào
Gỗ Sồi đỏ
- Dát gỗ từ màu trắng
đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng
- Gỗ có ít đốm hình
nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn. Đa số thớ gỗ thẳng
Gỗ Sồi trắng
- Dát gỗ màu nhạt, tâm
gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm
- Đa số Sồi trắng có
vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Sồi
đỏ. Vì vậy, Sồi trắng có nhiều đốm hình hơn
Gỗ Dổi
- Gỗ thường màu xám
vàng, thớ mịn, thơm, gỗ mềm
Gỗ Tần Bì
- Dát gỗ màu từ nhạt
đến gần như trắng
- Tâm gỗ có màu sắc đa
dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu
- Vân gỗ thẳng, to,
mặt gỗ thô đều
Gỗ Thông
- Gỗ mềm, nhẹ, màu
vàng da cam nhạt, vân thẳng đều
Gỗ Mít
- Gỗ mềm, màu vàng
sáng, khi để lâu sẽ chuyển sang nâu sẫm
- Vân gỗ không đẹp lắm
Gỗ Căm xe
- Gỗ màu đỏ thẫm, hơi
có vân sẫm nhạt xen kẽ, thớ mịn
- Gỗ nặng, bền, không
mối mọt, chịu được mưa nắng, rất cứng
Gỗ Lim
- Gỗ lim là loài gỗ
cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt
- Gỗ có màu hơi nâu
đến nâu thẫm; có khả năng chịu lực tốt
- Vân gỗ dạng xoắn khá
đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen
Trên đây là những đặc
điểm cũng như hình ảnh của các loại gỗ thông thường sử dụng trong nội thất. Hy
vọng những hình ảnh này đã giúp bạn có thêm kiến thức để biết cách phân
biêt các loai gỗ tự nhiên trong sản xuất đồ gỗ nội thất.